Đạo Pháp


Phòng vệ sáu căn
**********
Ngày xưa, khi đức Phật còn tại thế, có một người Đạo nhơn, ở gốc cây bên sông học đạo trong khoảng 12 năm ròng mà chẳng trừ được lòng tham dục; tâm ý thường chạy tán loạn, cứ nhớ năm món dục, liền suy nghĩ muốn được mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, miệng nếm vị, thân cọ xát và ý duyên pháp. Hễ thân động là ý chạy, không có chút yên nghỉ.

Khi ấy đức Phật qu
án biết kẻ Đạo nhơn kia đã đến lúc độ được, nên Ngài liền đi đến nơi gốc cây nọ cùng với ông ta ngủ lại một đêm. Trong giây lát có con rùa từ dưới sông bò lên đi đến gần cây, lát sau lại có con chó nước đói đang đi kiếm ăn, may gặp rùa liền muốn ăn thịt. Rùa liền thụt đầu, đuôi và bốn chân giấu kín trong mai, chó nước không thể hại được. Chó bỏ đi xa xa, rùa ta ló đầu, chân thong thả bò đi. Thế là chó nước chẳng làm gì được, rùa được thoát nạn.

Khi ấy Đạo nhơn thấy vậy mới hỏi Phật rằng: có phải con rùa nó nhờ có mai hộ mạng nên chó nước chẳng ăn được không?

Phật đáp: Phải. Ngài tiếp: Ta nghĩ người đời chẳng bằng rùa nầy. Họ chẳng biết vô thường buông lung sáu tình nên bị ngoại ma làm hại. Khi mà thân hình này hư hoại, thần thức xa lìa, sanh tử không ngằn, trôi lăn năm đạo, khổ não trăm ngàn; ấy đâu chẳng phải đều bởi tâm ý gây nên. Cho nên tự phải cố gắng siêng năng cầu an vui diệt độ. Nhơn đó Phật liền nói kệ tóm tắt:

Giấu căn như rùa, phòng ý như thành, chiến với ma dữ, không lo bại trận.

(Kinh Pháp Cú)
 


Hạnh nguyện của đức Dược Sư Như Lai
********************
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải,Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn!

Cứ mỗi độ Xuân về, những mầm xanh đâm chồi nẩy lộc, tỏa ngát trong không gian tĩnh lặng hòa vào hương sắc nhộn nhịp của ngày đầu Tết Nguyên Đán. Theo truyền thống Phật giáo,...See More
 — withGiọt Lệ BuồnNguyễn DungAnhtu VuHoa LauHoa NguyễnHoa Vô ThườngGiọt Lệ BuồnQuỳnh Như,Palamiu HoaVõ Đình ĐứcHue Huynh and Thanh Phong.



Cội nguồn của bất an
***********
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Rồi vua Pasenadi nước Kosala đi đến, sau khi đảnh lễ, ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn:
Có bao nhiêu loại pháp, bạch Thế Tôn, khi khởi lên trong nội tâm một người, sẽ đưa lại bất lợi, khổ não và bất an cho người ấy?

Thưa Đại vương, có ba loại pháp, khi khởi lên trong nội tâm một người, sẽ đưa lại bất lợi, khổ não và bất an cho người ấy. Thế nào là ba? Tham pháp, sân pháp và si pháp khi khởi lên trong nội tâm một người, sẽ đưa lại bất lợi, khổ não và bất an cho người ấy.

Ba pháp này, thưa Đại vương, khi khởi lên trong nội tâm một người, sẽ đưa lại bất lợi, khổ não và bất an cho người ấy.

(ĐTKVN, Tương Ưng I, chương 3, phẩm Thứ nhất, phần Người, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr. 164)

LỜI BÀN:

Con người sống ở đời, ai cũng mong muốn được hạnh phúc, an vui. Tuy vậy, đa phần trong chúng ta đều phải chấp nhận một thực tại của đời sống vốn dĩ vui ít, khổ nhiều. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những đau khổ, phiền muộn và bất an nhưng cội nguồn vẫn là do tham sân si dấy khởi và chi phối.

Tham lam, sân hận và si mê vốn là những thuộc tính cố hữu, gần như là bản chất của con người, vì thế kinh Phật gọi chúng là căn bản phiền não. Chỉ có từ bậc Thánh A la hán trở lên mới hoàn toàn đoạn tận, dập tắt tham sân si, còn hạng phàm phu chúng ta thì ai cũng bị chúng chi phối, nhiễu loạn. Chỉ sai khác ở chỗ là tùy căn tánh, nghiệp lực và nỗ lực tu tập của mỗi người mà bị tham sân si chi phối, làm tổn hại với những cấp độ khác nhau.

Khi tham sân si tạm thời lắng xuống, nội tâm tĩnh lặng đó là thời điểm mà chúng ta cảm thấy bình an, hạnh phúc nhất. Hạnh phúc và an vui đích thực chính là lúc ta có được sự an tịnh của tâm hồn. Những ai đã từng trải nghiệm với được mất, thăng trầm, vinh nhục… trong đời thì sẽ thấu hiểu điều ấy. Song, sự “ngủ yên” hiếm hoi của tham sân si chỉ có tính cách tạm thời, chúng sẽ bùng lên và đem đến bất an cho con người bất cứ lúc nào.

Do vậy, thực tập pháp để tự chủ với những biến động của nội tâm và ngoại giới, chế ngự và làm giảm thiểu tham sân si chính là minh triết trong đời sống của những người con Phật. Hạnh phúc đích thực của đời người không phải nhờ giàu có, danh vọng… thỏa mãn ngũ dục nói chung mà chính là sự bình ổn của thân tâm khi tham sân si không còn chi phối.

Quảng Tánh
 — with Pin Hâm


No comments:

Post a Comment

Your comment: