Thơ

Đến cổng trời…
Chuyến đi từ thiện Hà Giang lần này khiến tôi nhớ đến bài thơ Đến Cổng trời của nhà thơ Hoàng Trung Thông

Ta đến, Cổng Trời đà rộng mở 
Ta lên ngang với những tầng mây 

Ta lên cao nữa lên cao quá 

Chợt tưởng như mình có cánh bay 

Ta không cưỡi gió mà trông xuống 

Ta lẫn vào trong ngô lúa đi 

Ta leo bực đá, leo chân ruộng 
Ôi giọt mồ hôi! Ta nghĩ gì 
Nghĩ đến mẹ già đang địu củi 

Đến anh mang lù-cở lên nương 

Đến cô gái hứng từng giọi suối 

Đến đàn em vượt núi đến trường 

Ôi nơi hùng vĩ nơi thơ mộng 

Và cũng là nơi đầy gió mây 

Nơi ngô với đá giành nhau sống 

Nơi thoảng mùi lan theo gió bay 

Đây muôn đỉnh núi dựng cheo leo 

Cao như nghĩa khí của người Mèo 

Ôi ai cưỡi ngựa phi lên núi 

Tôi ngẩn ngơ hoài đứng ngó theo
Trên đường đi đến Hà Giang …
Những ngọn núi cheo leo, những mỏm đá tai mèo lởm chởm, đen ngòm dựng ngược, những gốc bắp ( ngô) vàng lơ thơ trơ trọi, 
Người dân nơi đây muốn trồng ngô (bắp) thì phải vác gùi đi về mé con sông này, lấy đất, lại gùi lên núi, bỏ lên những hóc đá, rồi sau đó mới gieo trồng ngô. Dĩ nhiên là ko có nước rồi, mà phải chờ trời mưa, nên hạt cũng lép lắm. Món ăn của người dân nơi đây là “mèn mén”, là bắp xây nhuyễn như bột, ép lại và chan nước rau rừng luộc lên ăn qua ngày. Cuộc sống dường như dừng lại ngay lúc này trong tôi khi nhìn cảnh đó và nếm món ăn đó.
Những ruộng bậc thang tuyệt đẹp, mà từ bấy lâu nay tôi chỉ được nhìn qua ảnh. Ai cũng trầm trồ khen và chộp ảnh lia lịa, mấy ai hiểu thấu để có được những bậc ruộng như thế, người dân phải gùi đá xếp thành hàng thành từng bậc, sau đó gùi đất cho vào, và gieo hạt, và lẽ dĩ nhiên là cũng ko có nước phải phụ thuộc vào thiên nhiên. Cái nghèo, cái đói bao quanh ko 1 phút ngừng nghỉ. Vùng biên địa là vậy mà. Từ đá, người dân xây nhà, làm hàng 
rào, và cả làm mộ khi ra đi “sống trong đá chết vùi trong đá” .

Chúng tôi dừng lại nghỉ tại cổng trời Quản Bạ, nơi có núi đôi cô tiên, từ trên đó, view toàn cảnh tuyệt đẹp, những cung đường mà bây giờ ngồi nghĩ lại vẫn còn khâm phục những người dân nơi đây làm ròng rã 15 năm để nó được mang tên con đường HẠNH PHÚC.
Vì sống nơi giá lạnh quanh năm, nên ở đây người ta rất chuộng uống rượu. Rượu nấu từ ngô ra. Buổi sáng, dậy sớm chúng tôi đi chợ phiên Mèo Vạc, ngoài những rau quả của vùng rừng núi như lá chè xanh, rau dớn, sáp ong, hành..v.v thì còn có cả rượu. Người nam, người nữ đều uống rượu và bán rượu. Hình ảnh một người chồng say lết bết nằm bên vệ đường, người vợ ngồi kế bên ôm rượu chờ chồng tỉnh rồi ra về đó lại là một nét văn hóa của họ.
Những người phụ nữ ở đây rất chăm chỉ, họ gùi hàng trên lưng, nặng đến nỗi lưng họ dường như song song với mặt đường, nhưng trên tay thì ko thiếu những sợi chỉ để làm thành quần áo, họ vừa đi vừa miệt mài tướt tướt, se se bằng đôi bàn tay thô ráp của họ. 
Nếu ai một lần đến với người dân nơi đây, mới thấu hiểu hết nỗi nhọc nhằn của những người mang một kiếp làm người. Cái tôi băn khoăn trăn trở nhất giờ là làm sao có cách nào đó để cho họ làm ăn , bỏ rượu, sinh đẻ có kế hoạch mới mong là thoát nghèo, chứ những đợt từ thiện của miền xuôi cũng chỉ là cho con cá, ko giải quyết được cách câu cá lâu dài cho bà con vùng biên địa này.
Thoát được cái đói, thì may ra mới có thể giải cho họ hiểu về giáo lý của Phật. Đức Phật dạy quả ko sai ” Làm người đã khó, nghe được chánh Pháp Như Lai lại còn khó hơn” , nay , phước duyên những ai lớn được sống nơi phồn hoa đô hội xin hãy biết quý trọng và tu ngay từ bây giờ đừng để khi quá muộn......

Cuộc sống của bạn có đôi lúc không vừa ý, có đôi lúc đau đớn, có đôi khi bạn giận hờn ai đó….v.v, nhưng nếu bạn chứng kiến cuộc sống của những người dân nơi đây, bạn sẽ giật mình nhìn lại rằng mình sống như thế có quá ích kỷ hay không? Khi mà quanh mình có biết bao người miếng ăn cũng còn chưa đủ nói gì đến vui chơi trung thu. Những gì chúng tôi làm được ngày hôm nay chỉ là hạt cát, những gì cần CHÚNG TA làm như đại dương mênh mông."



Me Yeu


Có một ngày mẹ chẳng bảo nhổ tóc sâu

Vì khi ấy mái đầu phơ phơ trắng
Mái đầu bao năm dãi dầu màu mưa nắng
Mái đầu từng xanh giờ nhuộm bạc tháng năm…



Có một ngày mẹ nắm chặt tay con

Dặn dò những điều… lo con còn thơ dại
Con vốn ngượng ngùng lại vẫn hay e ngại
Níu chặt bàn tay : “Mẹ, con lớn rồi mà!”


Có một ngày mẹ chẳng thể đi xa…..
Sau cả cuộc đời quẳng gánh gồng vội vã
Bước chân liêu xiêu đường gập ghềnh, tất tả
Mẹ lo về nhà kịp cơm nước cho con…



Có một ngày mẹ ngồi đấy thật lâu….
Nhớ lại những ngày còn xâu kim vá áo
Nhớ lại những ngày cơn mưa rào tạnh ráo
Mẹ lại băm bèo nấu cám cạnh cầu ao…



Có một ngày mẹ bảo với con
Cho mẹ xem những tấm hình cũ kĩ
Tấm hình trắng đen khi mà con còn bé
Con vẫn khóc nhè đòi kẹo bánh, búp bê…



Có một ngày con cứ ngỡ cơn mê
Sau giấc ngủ dài bỗng giật mình thức giấc
Mẹ đang ở đâu? Con tìm trong tiếc nấc
Gian nhà không… vắng bóng mẹ buồn tênh…



Có một ngày mẹ chẳng nắm tay con
Chỉ còn bên tai những lời người nhắn nhủ
Con lớn rồi mà,mẹ hãy an giấc ngủ
Con sẽ hát như xưa mẹ từng ru
…Con thương mẹ,cho con ru mẹ ngủ…

ST




No comments:

Post a Comment

Your comment: