Chuyện Ngắn

Ông ơi
 Sớm mồ côi,từ nhỏ 2 anh em nó sống cùng ông nội trên rào đất còm của người chú.Năm ngoái,sau trận bão lớn ông nó quy tiên.Chú nó lấy lại căn chòi,"khuyên": 14-lớn rồi,nên tự lập.Anh em dắt díu nhau tha hương. Trưa,phụ hồ về "nhà"(-ở dưới gầm cầu).Mệt.Đói.Giở nồi cơm:nhão như cháo.Thằng anh mắng:Đồ hư.Con em mếu máo:em nấu để giỗ ông. Ngẩn người,chợt nhớ:Hôm nay tròn năm,ngày ông mất.Hồi ở quê,thường ngày ông thích cơm nhão.Thế mà.....! Ôm em vào lòng,nó gọi trong nước mắt:Ông ơi!!!!



Lòng mẹ
 Trong năm đứa con của má, chị nghèo nhất. Chồng mất sớm, con đang tuổi ăn học. Gần tới lễ mừng thọ 70 tuổi của má, cả nhà họp bàn xem nên chọn nhà hàng nào, bao nhiêu bàn, mời bao nhiêu người. Chị lặng lẽ đến bên má: “Má ơi, má thèm gì, để con nấu má ăn?” Chưa tan tiệc, Má xin phép về sớm vì mệt. Ai cũng chặc lưỡi: “Sao má chẳng ăn gì?” Về nhà, mọi người tìm má. Dưới bếp, má đang ăn cơm với tô canh chua lá me và đĩa cá bống kho tiêu chị mang đến.


Bát Cơm
 Một bà cụ 80 tuổi đến một quán ăn hỏi nhân viên phục vụ : “Bà chỉ có mười ngàn, bà muốn uống canh.” Vì bà cụ đã lớn tuổi, nói chuyện nghe không rõ lắm. Khi đó tôi có thể cảm nhận được sự ngại ngùng của bà, vẻ mặt của bà thiếu điều muốn khóc. Một lúc sau, nữ phục vụ bưng ra một bát cơm và canh nóng để trước mặt cụ. Bà cụ nhìn thấy trong cơm có thịt, liền vội nói : “Bà không cần thịt, bà chỉ có mười ngàn thôi.” Nữ phục vụ nhỏ nhẹ đáp lại : “Bà ơi, cái này không tính tiền, bà cứ từ từ dùng ạ!”



Ba Tôi
 Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba... Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:"Có dư đồng nào không con?". Tôi đáp: "Còn dư bốn ngàn ba ạ". Ba nói tiếp:"Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa". Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng...





Bé bán vé số
 Chị mua giùm thằng bé mấy tờ vé số. Sau một hồi chọn lựa, chị hỏi nó: - Nếu cô trúng số con chịu cô mua cho con cái gì? Nó nhìn chị, xoay qua xoay lại rồi nói: - Cho con một chiếc xe đạp, có xe đi bán xong con chạy tới trường liền, không bị trễ học nữa. Dí dí những ngón chân xuống đất, nó hạ giọng: - Cho con thêm đôi dép nữa nghe cô, để con đi học. Dĩ nhiên là chị không trúng số. Tôi lại thấy nó mỗi ngày đi qua nhà với chân trần, đầu không nón..


Giá mà.....!!? 

Hễ nhà có dịp dự đám, nó thường vòi vĩnh xin theo. Thấy nhà bạn có giỗ vui vầy, nó thắc mắc với bà: “Sao nhà mình không có giỗ như nhà người ta hả nội?”. Nội mỉm cười rồi cốc vào đầu nó: “Khi nào bà mất thì cháu sẽ được ăn 
giỗ, cháu có vui không?”. Nó giật mình, thàng thốt .

Bây giờ nhà nó cũng có giỗ. Mọi người xúm xít quây quần. Riêng nó thấy buồn, ray rứt. Giá mà nó được gặp lại bà, dù chỉ một lần, bà ơi!

(ST)






Ngày thi trượt

Giọng bố run run khi báo tin anh trượt đại học. Mẹ thở dài não nuột, em chết lặng trong góc bàn, anh cổ nghẹn đắng giả vờ điềm nhiên đọc báo. Không ai khóc, cũng chẳng ai nói. Im lặng bủa vây tất cả, nhấn chìm mọi suy nghĩ vào hư không.
Em vẫn ngồi, mắt không rời trang sách, đầu óc trống rỗng. Em thấy sợ khi nghe tiếng thở dài của mẹ, sợ cái điềm nhiên của anh, sợ nhìn vào ánh mắt của bố.
Giá như ai đó khóc.





Bếp Lửa của bà



Bọn cháu gái chúng tôi chẳng ai học được cách nhóm bếp của bà nội cả. Bà chỉ cần gạt bỏ lớp tro phủ trên mặt bếp lò, bỏ củi vào thổi nhẹ là có một bếp lửa đỏ rực.
Sáng nào cũng vậy, bà nội dậy thật sớm. Bà lặng lẽ nấu nước, lấy bộ đồ ông nội trên mắc áo đi giặt. Xong bà quay vào chuẩn bị bữa cơm, châm sẳn một bình trà nóng, rồi ra cửa gọi lớn:
"Ông ơi vào ăn cơm"
Cả nhà tôi đều im lặng.
Ông nội đã mất 20 năm rồi!








1 góc Hà Nội

Cô bé mặc bộ quần áo cũ kỹ rách rưới rón rén lại gần quầy bán cơm.
– Cô ơi cô cho con xin 1 chén cơm được không? Bữa nay mẹ con bệnh, không đi làm được, con không có tiền mua cơm…
– Không có tiền thì biến đi!

Ngày hôm sau cô bé lại tới, gương mặt rạng rỡ hơn hẳn.
– Cô ơi cô bán cho con 3 ngàn cơm nha!
– Có mỗi 3 ngàn thì biến đi, ai bán 3 ngàn cơm cho mày!
Cô bé nấc nghẹn, bàn tay cùng mấy tờ bạc lẻ run run…
– Dạ con tưởng… chỉ cần có tiền là sẽ mua được cơm…
Giữa chốn thủ đô phồn hoa, thứ gì cũng đắt đỏ, chỉ có lòng người là rẻ mạt!


Anh Trai

Năm 18 tuổi, anh quyết định nghỉ học đi phụ hồ. Bố mẹ giận dữ, mắng "Sanh ra... giờ cãi lời bố mẹ...phải chi nó ngoan, siêng học như bé Út..."

Anh lặng thinh không nói năng gì...Bố mẹ mắng mãi rồi cũng thôi. Anh đã quyết thế!
Ngày bé Út vào Đại học, phải xa nhà, lên thành phố ở trọ. Anh tự ý bán đi con bò sữa -gia tài duy nhất của gia đình-, gom tiền đưa cho bé Út. Biết chuyện, bố thở dài, mẹ lặng lẽ, Út khóc thút thít...Anh cười, "Út ráng học ngoan..."

Miệt mài 4 năm Đại học, Út tốt nghiệp lọa giỏi, được nhân ngay vào công ty nước ngoài, lương khá cao... Út hớn hở đón xe về quê...

Vừa bước chân vào nhà, Út sững người trước tấm ảnh của Anh trên bàn thờ nghi ngút khói...Mẹ khóc, "Tháng trước, nó bị tai nạn khi đang phụ hồ... lúc hấp hối, biết con đang thi tốt nghiệp, nó dặn đừng nói con biết..."


No comments:

Post a Comment

Your comment: